Kinh doanh bất động sản là hoạt động đầu tư vốn để thực hiện mua, bán, nhận chuyển nhượng, cho thuê bất động sản, thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản… Hoạt động kinh doanh như vậy phải bảo đảm đủ các loại giấy tờ theo đúng quy định. Một trong những giấy tờ đó không thể thiếu hợp đồng kinh doanh bất động sản.
Vậy Hợp đồng kinh doanh bất động sản là gì? Những lưu ý quan trọng là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn:
Hợp đồng kinh doanh bất động sản là gì?
Hợp đồng kinh doanh bất động sản là văn bản rất quan trọng khi thực hiện các giao dịch cho thuê, chuyển nhượng, mua bán… Nội dung này được quy định rất cụ thể trong Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 đã được Quốc hội thông qua.
Tầm quan trọng của hợp đồng kinh doanh bất động sản là gì?
Hợp đồng kinh doanh bất động sản để bảo đảm quyền lợi của các bên và tránh kiện tụng kéo dài.
Hợp đồng được lập thành văn bản. Việc chứng thực, công chứng hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán; thuê mua nhà; công trình xây dựng; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực. Thời gian có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận.
Các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản chính bao gồm?
Điều 17, Luật kinh doanh bất động sản 2014 có các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản, gồm:
Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng
Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng
Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng
Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất
Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.
Nội dung cụ thể bên trong hợp đồng căn cứ vào Điều 7 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015. Hoặc Điều 18, Điều 47 và Điều 53 Luật kinh doanh bất động sản 2014:
- Tên, địa chỉ của các bên;
- Các thông tin về bất động sản;
- Giá mua bán, cho thuê, cho thuê mua;
- Phương thức và thời hạn thanh toán;
- Thời hạn giao, nhận bất động sản và hồ sơ kèm theo;
- Bảo hành;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phạt vi phạm hợp đồng;
- Các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp xử lý;
- Giải quyết tranh chấp;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Những lưu ý quan trọng:
Đối tượng khách hàng
- Các tổ chức cá nhân trong nước mua, nhận chuyển nhượng, thuê các loại bất động sản.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài được thuê, mua nhà theo quy định pháp luật về nhà ở.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê, mua công trình xây dựng để làm cơ sở sản xuất.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn nước ngoài mua, nhận chuyển nhượng bất động sản quy định tại điều 11 của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014.
Hiệu lực hợp đồng
Các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng về thời gian hiệu lực hợp đồng.
Hợp đồng có chứng thực, công chứng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm chứng thực, công chứng.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng.
Để hạn chế rủi ro trong quá trình tham gia vào thị trường bất động sản nên quý vị hãy thật tỉnh táo và nắm chắc các kiến thức liên quan đến thị trường đầy tiềm năng này.
Trên đây là những thông tịn mà HOMETIME– đơn vị số 1 Hải Phòng về thiết kế xây dựng nhà trọn gói cung cấp, chia sẻ đến quý vị kiến thức về hợp đồng kinh doanh bất động sản và những lưu ý quan trọng.